Phong tục nhuộm răng đen của người Việt xưa

Hình ảnh những người bà, người mẹ và cả những cô thiếu nữ với hàm răng đen đối với thế hệ ngày nay tương đối xa lạ. Nhưng phong tục nhuộm răng đen đã từng là một truyền thống, là tiêu chuẩn cái đẹp của người Việt. Cụ thể hơn mời bạn theo dõi bài chia sẻ sau đây của xosomiennam.net.vn.

Nguồn gốc của phong tục nhuộm răng đen

Phong tục nhuộm răng của dân tộc ta bắt đầu từ thời Hùng Vương cùng với tục ăn trầu truyền thống đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng của người Việt. Trong Đại Việt sử ký toàn thư trang 133 có ghi chép lại rằng vua Hùng từng nói về tục nhuộm răng như sau:  “… rồi vua bảo mọi người lấy mực vẽ hình thủy quái vào mình. Từ đấy không thấy thuồng luồng đến cắn hại nữa”. Đồng thời sứ thần Văn Lang trả lời vua nhà Chu về tục ăn trầu của dân tộc là là để giúp khử mùi ô uế và nhuộm cho răng đen. Đặc biệt không chỉ có người Việt mới có tục nhuộm răng mà các dân tộc khác như người Mường, người Thái, người Si La cũng có tục nhuộm răng. Tuy nhiên mỗi một dân tộc lại có những cách nhuộm răng khác nhau và ý nghĩa của nó cũng có sự khác biệt.

Nguồn gốc của phong tục nhuộm răng đen
Nguồn gốc của phong tục nhuộm răng đen

Ý nghĩa của phong tục nhuộm răng đen

Tục nhuộm đen trước hết nó có sự liên quan đến những quan điểm thẩm mỹ nhất định. Chính tục lệ ăn trầu là lý do trực tiếp của tục nhuộm răng. Bởi vì khi ăn trầu sẽ làm ố men răng nên để đảm bảo thẩm mỹ người xưa phải nhuộm răng. Nhuộm thật đen để loại bỏ các tác dụng trên đồng thời tạo được vẻ đẹp thẩm mỹ duyên dáng tự nhiên cho hàm răng. “Da trắng, răng đen” tạo sự tương phản cao mang một vẻ đẹp thu hút. Đây là tiêu chuẩn cái đẹp lúc bấy giờ đối với mọi cô gái.

Sau đó nhuộm răng đen ngày một phổ biến hơn và nó trở thành luật, phổ biến trong dân chúng. Đặc biệt nếu khi sở hữu một hàm răng đen thì buộc phải khoảng gần một năm phải nhuộm lại một lần vì màu đen sẽ phai ra. Vào những dịp lễ Tết trọng đại hay những ngày vui như cưới hỏi thì nhuộm răng đen lại sẽ mang đến nhiều điều may mắn.

Tục nhuộm răng đen đã có từ thời xưa nhưng nó chỉ thông dụng lại miền Bắc và miền Trung. Kinh đô Huế được coi là nơi cực  thịnh của nghệ thuật nhuộm răng này. Thuốc nhuộm răng đen của người Việt xưa là cả một nghệ thuật và mang một màu sắc pha chế riêng gồm có Bột nhựa cánh kiến, Nước cốt chanh hay hạnh, Phèn đen, Nhựa của gáo dừa.

Việc nhuộm răng phải tuân theo những giai đoạn nhất định và đạt một màu đen bóng. Để khởi đầu cho việc nhuộm răng đen thì miệng và răng phải được làm vệ sinh sạch sẽ. Đặc biệt không được có bợn, bả răng trong các kẽ và chân răng vì nếu để lại thì chất lượng nhuộm không được hiệu quả thiếu tính thẩm mỹ. Trong 3 ngày đầu tiên phải đánh răng, xỉa răng bằng vỏ cau khô cùng với than bột trộn với muối sống hầm chín thành bột. Một ngày trước khi nhuộm phải ngậm chanh hoặc hạnh và súc miệng bằng rượu trắng pha nước chanh. Tác dụng của nó làm lớp men răng mềm đi. Đây là thời gian đầu ám ảnh nhất đối với những người nhuộm răng vì lúc này môi, lưỡi lợi và niêm mạc bị tổn thương sưng tấy nghiêm trọng.

Sau khi hoàn thành tất cả các giai đoạn thì sẽ có được một hàm răng đen như ý muốn. Xưa ở nông thôn có thầy nhuộm răng, ông ta đi từ làng này sang làng khác để hành nghề như người làm nghề thiến heo, thiến gà chó… Ở Huế lại có các “bà thầy” nhuộm răng thường hành nghề cố định trong các chợ, như chợ Đông Ba có đến 5, 6 người hành nghề này. Họ có một cái sạp ngay giữa lồng chợ, còn như các chợ nhỏ như chợ Bến Ngự, chợ Bao Vinh, chợ An Cựu chỉ có một hai bà thầy nhuộm răng mà thôi.

Xem thêm: Tìm hiểu phong tục đi lễ chùa đầu năm

Trên đây là một số thông tin chi tiết về việc tìm hiểu phong tục nhuộm răng đen. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.

 

X