Tìm hiểu phong tục xả tang của người Việt

Để tang được xem là cách con cháu làm tròn hiếu nghĩa với người đã khuất và được xem là một nét đẹp văn hóa của người Việt. Vậy phong tục xả tang là gì? Để biết thêm chi tiết về vấn đề này mời bạn theo dõi bài chia sẻ sau đây của xosomiennam.net.vn.

Phong tục xả tang là gì?

Phong tục xả tang là một truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam. Phong tục này được xem là một trong những cách để làm trong đạo hiếu với người đã mất và thể hiện sự đau buồn vấn vương trước sự ra đi của một người.

Tùy vào thời gian để tang và nghi lễ xả tang được xem là một cách để thông báo cho mọi người xung quanh biết mình đang để tang cho ai và xả tang cho ai. Bởi vì trong quan niệm của người Việt thường kiêng kị việc ngại hỏi thăm đến vấn đề mất mát đau thương này.

Hơn nữa cách để tang, xả tang cũng như một ghi thức thể hiện sự thương tiếc của những người còn sống với người đã khuất. Với niềm mong muốn họ yên nghỉ, phù trợ cho con cháu sau này gặp được nhiều may mắn.

Tìm hiểu phong tục xả tang của người Việt
Tìm hiểu phong tục xả tang của người Việt

Thời gian để tang bao lâu

Thời hạn để tang bao lâu cho đến lúc xả tang chủ yếu phụ thuộc vào mối quan hệ thân thiết xa gần của người còn sống với những người đã khuất. Thông thường sẽ có hai thời gian xả tang là đại tang và tiểu tang. Vậy đại tang là gì và tiểu tang là gì?

Đại tang là gì

Thông thường thời hạn mãn tang của đại tang sẽ kéo dài khoảng 3 năm nếu như mối quan hệ của người còn sống với người đã khuất như để tang tứ thân phụ mẫu. Hiểu một cách đơn giản đại tang chính là con để tang cha mẹ ruột hoặc cha mẹ nuôi, cha mẹ chồng. Trong trường hợp cha đã mất thì cháu đích tôn để tang ông bà, hoặc nếu cha và ông đã mất thì chắt đích tôn sẽ để các cụ.

Vợ để tang chồng cũng được xếp thời hạn đại tang 3 năm.

Tiểu tang

Thời hạn mãn tang của tiểu tang sẽ được chia ra thành nhiều trường hợp như sau:

Cơ niên

Cơ niên có thời hạn để tang 1 năm thông thường sẽ là những mối quan hệ như cha mẹ với con trai, con dâu trưởng, con gái chưa chồng; con rể với cha mẹ vợ; chồng đẻ tang cho vợ; anh chị em chưa đi lấy chồng để tang cho nhau; Cháu trai, gái để tang cho ông bà; Cháu dâu để tang cho ông bà bên chồng.

Đại công

Đại công được hiểu là giỗ hết tang sau 9 tháng thông thường sẽ là các mối quan hệ thân thích đã đi lấy chồng như cha mẹ để tang cho con gái và con dâu thứ, anh chị em ruột đã đi lấy chồng để tang cho nhau. Hay mối quan hệ anh chị em con chú con bác.

Tiểu công

Xả tang của tiểu công là sau 5 tháng kể từ ngày mất, thường được áp dụng trong các mối quan hệ  như sau:

  • Mối quan hệ dnh chị em cùng mẹ khác cha để tang cho nhau
  • Mối quan hệ chị em con chú con bác ruột (đã đi lấy chồng) để tang cho nhau
  • Mối quan hệ con để tang cho dì ghẻ
  • Mối quan hệ cháu để tang cho ông chú, bà bác, và bà thím
  • Mối quan hệ cháu để tang cho bà cô (chưa đi lấy chồng), chú họ, bác họ, thím họ, cô họ (chưa
  • đi lấy chồng), ông bà ngoại, cậu, và dì ruột
  • Mối quan hệ chắt để tang cho cụ ông cụ bà bên nội.

xả tang là gì

Ti ma

Ti ma có thời hạn xả tang sau khi tròn 3 tháng thường dựa trên các mối quan hệ cha mẹ với con rể, con cô cậu, con dì để tang cho nhau, cháu để tang ông bác, chú, bà cô hộ; chắt để tang cho ông cụ họ.

Xem thêm: Tìm hiểu phong tục cưới hỏi miền Trung

Tuy nhiên trong thực tế người ta ít khi để tang đủ mà thường xin xả tang sớm nhất là đối với tiểu tang.  Và để được xả tang sớm người ta sẽ làm nghi thức xả tang và mời thầy về làm lễ cúng sau khi hết 49 ngày.

Trên đây là một số thông tin tìm hiểu về phong tục xả tang. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp đã giúp bạn hiểu rõ hơn về phong tục ma chay này.

 

X