Tìm hiểu ý nghĩa và nguồn gốc của mâm ngũ quả ngày Tết

Mỗi dịp Tết đến xuân về mỗi gia mỗi gia đình Việt thường không thể thiếu trong nhà những mâm Ngũ quả ngày Tết trên bà thờ ông bà, tổ tiên. Vậy ý nghĩa và nguồn gốc của mâm ngũ quả là gì? Để biết thêm chi tiết về vấn đề này mời bạn đọc theo dõi bài chia sẻ sau đây của xosomiennam.net.vn.

Nguồn gốc của mâm ngũ quả ngày Tết

Mâm ngũ quả ngày Tết là một mâm hoa quả gồm có 5 loại trái cây khác nhau và được các gia đình VIệt dùng để chuẩn bị lên bàn thờ trong mỗi dịp Tết đến xuân về, Thông qua cách trình bày màu sắc và tên gọi của năm loại trái cây trong mâm quả này thì mỗi gia đình đều mong muốn gửi gắm vào đó lời cầu nguyện tốt lành và bình an cho năm mới. Tùy vào từng vùng miền và giai đoạn phát triển mà mâm quả này đã có nhiều thay đổi, mang những nét ý nghĩa tâm linh khác nhau.

Nguồn gốc của mâm ngũ quả ngày Tết
Nguồn gốc của mâm ngũ quả ngày Tết

Trong quan niệm của người Phương Đông thì vạn vật đều tuân theo ngũ hành. Các yếu tốt trong ngũ hành gồm có Kim – Mộc – Thủy- Hỏa – Thổ sẽ có sự tương sinh tương khắc tạo nên các hiện tượng trong cuộc sống. Do đó 5 loại quả tượng trưng cho 5 yếu tốt ngũ hành và số 5 còn được xem là biểu tượng của sự sống, đầu đỉ và viên mãn. Nó thể hiện ước muốn của người Việt sẽ đạt được ngũ phúc lâm môn.

Trong kinh Vu – lan – bồn do Phật thuyết cho Mục Kiều Liên về cách cứu mẹ ông bà khỏi kiếp ngạ quỷ có nhắc đến việc chuẩn bị mâm ngũ quả dưới hình thức trái cây trăm màu để cúng các vị cao tăng. Đặc biệt trong quan điểm của nhà Phật thì trái cây 5 màu tượng trưng cho ngũ căn gồm có tín căn. tấn căn, niệm căn, định căn, huệ căn….

Ý nghĩa của mâm ngũ quả ngày Tết

Theo quan niệm phong tục tập quán của người Việt thì mâm ngũ quả có ý nghĩa cơ bản như sau:

Ngũ

Ngũ ở đây tức là số 5 là biểu tượng của sự sống, đầy đủ và vẹn nguyên. Ngũ quả trong mâm ngũ quả thể hiện được sự đầy đủ của các loại trái cây trong trời đất và dùng để thờ cúng. Trong chiêm thư thì người ta thường nhìn vào mâm ngũ quả để dự đoán về một mùa màng bội thu trong năm có tốt không. Kể từ đó thì mâm ngũ quả đã trở thành một biểu tượng của mùa màng cho người nông dân.

Quả

Đây là biểu tượng của sự dung túc và hình tượng của mỗi quả là vũ trụ bên trong quả có chứa hạt chính là tượng trưng cho sao mang ý nghĩa sự tái sinh và khả năng sống mạnh mẽ trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng có thể tái sinh và phát triển một cách mạnh mẽ.

Màu sắc

Màu sắc của các loại hoa quả trong mâm ngũ quả ngày tết thường tuân theo ngũ hành và có tính may mắn như: màu đỏ đại diện cho may mắn phú quý còn màu vàng đại diện cho sung túc…

Hình dáng, hương vị của quả

Hình dáng và hương thơm của các loại hoa quả trong mâm ngũ quả thường đại diện cho sự tốt lành. Vị của nó ngọt, thanh mát, hương thơm tự nhiên và không bị cay đắng.

Cách bày mâm ngũ quả đẹp và ý nghĩa
Cách bày mâm ngũ quả đẹp và ý nghĩa

Cách bày mâm ngũ quả đẹp và ý nghĩa

Do những điều kiện địa lý và tự nhiên khác nhau mà mỗi miền cũng có sự thay đổi mâm ngũ quả sao cho phù hợp với văn hóa và điều kiện vùng miền.

Mâm ngũ quả ngày Tết miền Bắc có gì?

Mâm ngũ quả của người miền Bắc thường có những loại hoa quả phổ biến như sau:

  • Chuối xanh: Chuối để thờ cúng thường có màu xanh và nó là đại diện tượng trưng cho hành Mộc, mang ý nghĩa như bàn tay ngửa để bảo vệ sự an lành cho gia đình gia chủ
  • Lê: có vị ngọt thanh mang ý nghĩa mọi việc đều suôn sẻ
  • Lựu: là loại trái có nhiều hạt tượng trưng cho con cháu đầy nhà.
  • Đào, mai: cốt cách thanh cao thể hiện sự thăng tiến
  • Phật thủ: có hình dạng như bàn tay Phật mang ý nghĩa che chở bảo vệ cho gia đình.
  • Táo: táo tây, táo ta, táo tàu: đại diện cho sự giàu sang và phú quý
  • Bưởi: căng tròn mang ý nghĩa viên mãn và hạnh phúc
  • Cam, quất: Theo âm Hán của từ “quất” gần giống âm của từ “cát”. Bày quất trên mâm ngũ quả ý nghĩa mang lại sung túc, ăn nên làm ra, dồi dào sức sống.
  • Trứng gà: ý là lộc trời cho.

Mâm ngũ quả miền nam

  • Dưa hấu: Tròn đầy hứa hẹn may mắn và hạnh phúc trong cuộc sống
  • Sung: thể hiện mong muốn có sự sung túc, viên mãn hạnh phúc trong cuộc sống
  • Đu đủ: biểu tượng của đầy đủ, thịnh vượng.
  • Xoài: (phát âm giống như “xài”): Cầu mong cho việc tiêu xài không thiếu thốn.
  • Ngoài ra có thêm những loại hoa quả khác như: mãng cầu, trái thơm, dừa, nho, thanh long,…

Xem thêm: Văn hóa ma cũ bắt nạt ma mới ở Hàn Quốc

Trên đây là một trong số những điều cần quan tâm về mâm ngũ quả ngày Tết. Hy vọng những thông tin mà chúng ta cung cấp đã giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

 

X