Nguồn gốc và ý nghĩa của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên

Thờ cúng tổ tiên là phong tục có từ lâu đời, là nét văn hóa truyền thống đẹp của người Việt. Vậy tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên bắt nguồn từ đâu, có ý nghĩa thế nào? Hãy cùng chuyên mục phong tục tìm hiểu nhé!

Nguồn gốc và ý nghĩa của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
Nguồn gốc và ý nghĩa của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên

1. Nguồn gốc của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên

Trong nhận thức dân gian, thể xác và linh hồn gắn bó khi sống và tách biệt khi chết, thể xác đã hòa vào cát bụi nhưng phần hồn vẫn tồn tại chuyển sang sống ở một thế giới khác. Cũng theo quan niệm dân gian, chết cũng là một dạng “sống”trong một môi trường khác được gọi là coi âm.

Người ta cho rằng nếu người chết không được cung cấp đầy đủ sẽ trở thành “ma đói” lang thang, quấy nhiễu người sống. Vì thế mà thửa xưa có các am chúng sinh lập ở cuối làng, hay lễ Vu lan dành cho “thập chúng sinh” là những biểu hiện mong muốn chia sẻ, an ủi những linh hồn bơ vơ, thiếu đói không có người cúng tế.

Mối quan hệ giữa những người sống và những người chết cùng chung huyết thống lại càng gắn bó hơn. Trong vòng hai, ba đời thì đó còn là những kỷ niệm rất cụ thể và sâu sắc. Ông bà, cha mẹ dù qua đời nhưng vẫn luôn hiện diện trong tâm tưởng của con cháu, và con cháu luôn cảm thấy trách nhiệm cả về vật chất lẫn tinh thần đối với người đã khuất. Mọi người tin rằng cái chết chẳng qua là một cuộc trở về gặp tổ tiên, ông bà và tổ tiên có thể sẽ dõi theo, phù hộ độ trì cho con cháu. Đây chính là cơ sở hình thành tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

Trong khía cạnh kinh tế có một điểm quan trọng tạo nên tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam đó là đặc trưng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, gió mùa nên người Việt sản xuất lúa nước theo truyền thống tiểu canh kết hợp với nuôi gia súc. Do vậy sản xuất không đòi hỏi tập trung nhân công theo quy mô lớn, công cụ xản xuất cũng nhỏ, gọn, nhẹ, mọi thành viên trong gia đình từ phụ nữ, trẻ em đều sử dụng dễ dàng. Kết hợp tất yếu của quy trình này khiến người Việt gắn bó với gia đình, thường là gia đình hạt nhân chặt hơn với dòng họ. Vì vậy hầu hết các gia đình nào cũng có bàn thờ tổ tiên (dù thờ chính hay thờ vọng) nhưng không phải dòng họ nào cũng có từ đường.

Hình thức tổ chức xã hội cũng là một trong những yếu tố quan trọng cho việc hình thành nét văn hóa này. Ở giai đoạn thị tộc phụ quyền, người đàn ông bắt đầu nắm giữ quyền hành quản lý gia đình do họ đã có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh tế, vợ và con cái tuyệt đối phục tùng và tôn trọng cái uy quyền đã được xác lập ấy, không chỉ khi người cha, người chồng còn sống mà ngay cả khi họ đã qua đời. Những đứa con mang họ cha đã kế tiếp ý thức về uy quyền, các nghi thức ma chay, cúng tế tổ tiên cũng là một hình thức phản ánh quyền hành gia trưởng trong một gia đình.

Tổng kết lại tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ra đời và duy trì trong những điều kiện lịch sử – xã hội nhất định. Từ hình thức liên minh cộng đồng nguyên thủy đến hình thức liên kết gia đình sơ khai theo trục huyết thống nam đã là một chặng đường lịch sử khá dài.

Phong tục thờ cúng tổ tiên của người Việt đã hình thành, tồn tại và phát triển trên cơ sở quan niệm tâm linh và một nền tảng kinh tế xã hội tư tưởng khá bền vững. Vì thế mà tín ngưỡng truyền thống này đã được bảo tồn qua suốt tiến trình lịch sử nhiều biến động.

2. Ý nghĩa của việc thờ cúng tổ tiên

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên thể hiện được tính nhân văn rằng những người đã khuất không bị lãng quên trong tâm tưởng của những người còn lại. Phong tục này giúp duy trì được tình thân trong quan hệ thân tộc. Những ngày lễ, ngày Tết hoặc ngày kỷ niệm một người thân qua đời, là những dịp để con cháu ở gần xa sum họp, cùng nhau gặp gỡ hàn huyên để kết chặt mối thâm tình, đồng thời thăm nom an ủi ông bà cha mẹ, nếu như họ còn sống. Đây là một việc làm cao quý nhất trong việc thể hiện chữ hiếu của con người.

Trong quan niệm dân gian thì giới vộ hình và giới hữu hình luôn luôn như có một sự liên lạc mật thiết. Sự thờ cúng chính là môi trường gặp gỡ của thế giới hữu hình và vũ trụ thần linh. Người Việt tin rằng vong hồn người khuất thường luôn ngự trên bàn thờ để gần gũi con cháu, theo dõi con cháu trong công việc hàng ngày và giúp đỡ con cháu trong từng trường hợp cần thiết.

Sự tin tưởng vào vong hồn ông bà cha mẹ ngự trên ban thờ, có ảnh hưởng nhiều đến hành động của người sống. Nhiều người vì sợ vong hồn cha mẹ buồn mà đã tránh hay cũng hạn chế những hành vi xấu xa, và đôi khi định làm một công việc gì cũng suy tính kỹ lưỡng, xem công việc lúc sinh thời cha mẹ có chấp nhận hay không vì người ta sợ làm cho vong hồn cha mẹ phải tủi hổ, tức giận qua hành động của mình và bản thân mình sẽ mang tội bất hiếu.

Theo giáo lý của nhà Phât thì thờ cúng là để bày tỏ tâm hiếu thảo, biết ơn và đền ơn công đức sinh dưỡng sâu nặng của cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Con người tự hào về tổ tiên nên nguyện sống tốt, xứng đáng là con hiền cháu thảo. Nếu mất gốc rễ, không thờ cúng, quên dấu vết cội nguồn huyết thống là một sự vong bản, phi đạo đức. Phật giáo khuyến khích làm phước để hồi hướng cho người thân đã khuất, dầu họ tái sinh vào đâu cũng nhận được phước đức do con cháu hiếu thảo hồi hướng đến. Theo đạo Phật thì con cháu không quá chú trọng đến mâm cao cỗ đầy rồi thù tạc linh đình trong những ngày tưởng niệm, giỗ chạp mà chủ yếu là tạo phước để hồi hướng, trao truyền hiếu đạo cho thế hệ sau.

Bài viết trên của website xosomiennam.net.vn đã gửi đến độc giả thông tin về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, hy vọng sẽ giúp độc giả trong việc tìm hiểu thêm về phong tục tập quán của quê hương. Ngoài ra độc giả có thể tham khảo thêm về phong tục đốt tiền vàng nếu muốn nhé!

X