Thủ tục dạm ngõ miền Bắc và những điều cần lưu ý

Thủ tục dạm ngõ miền Bắc được xem là một trong những nét đẹp văn hóa của người Việt. Ông cha ta có câu đầu xuôi thì đuôi lọt nên các thủ tục cưới xin được hai bên gia đình vô cùng coi trọng để mang đến cho cuộc sống hôn nhân của đôi lứa ngày càng tốt đẹp hơn. Cụ thể hơn mời bạn theo dõi bài chia sẻ sau đây của xosomiennam.net.vn.

Thủ tục dạm ngõ miền Bắc diễn ra như thế nào?

Theo văn hóa Việt Nam thì lễ cưới ngày nay trải qua 3 nghi thức quan trọng đó là dạm ngõ, ăn hỏi và đón dâu. Tùy theo từng đặc trưng vùng miền khác nhau mà mà phong tục dạm ngõ sẽ có nhiều khác biệt.

Thủ tục dạm ngõ miền Bắc khác xa với miền Trung và miền Nam. Vì thế các cặp cô dâu chú rể nên tìm hiểu thật kỹ lưỡng văn hóa truyền thống của từng gia đình.

Thủ tục dạm ngõ miền Bắc diễn ra như thế nào?
Thủ tục dạm ngõ miền Bắc diễn ra như thế nào?

Thời điểm tổ chức dạm ngõ

Thời gian để diễn ra thủ tục dạm ngõ thường được thỏa thuận kỹ lưỡng từ trước để hai bên chuẩn bị thật chu đáo và tránh những sai sót không cần thiết ảnh hưởng đến ấn tượng chung của hai bên gia đình. Nhiều nơi sẽ quan trọng đến việc xem ngày tốt, giờ tốt để dạm ngõ. Điều này nhằm mục đích mong muốn cuộc hôn nhân của hai người người hạnh phúc và viên mãn.

Sính lễ trong thủ tục dạm ngõ miền Bắc

Dạm ngõ là buổi gặp gỡ đầu tiên nên nó mang một ý nghĩa vô cùng đặc biệt. Nhà trai chỉ cần chuẩn bị một cơi trầu cau, phủ vải nhiễu đỏ, hình thức tương tự như tráp đón dâu. Ngoài ra có thể sẽ thêm một lẵng hoa quả và bánh kẹo tùy vào từng điều kiện.

Chuẩn bị sính lễ dạm ngõ đối với người miền Bắc thì nên chuẩn bị theo số chẵn. Ví dụ như hai gói chè. hai chục cau, hai chục lá trầu… Bởi vì theo quan niệm hủ sự thì cái gì cũng phải có đôi có cặp.

Mặc dù phần lễ tuy đơn giản nhưng nhất định không thể thiếu cơi trầu câu. Đây là lễ vật bắt buộc phải có trong thủ tục dạm ngõ của người Việt. Bởi vì miếng trầu là đầu câu chuyện. Trong ngày này thì nhà gái cũng nhớ dọn dẹp thật sạch sẽ và trang trí bàn thờ gia tiên để chuẩn bị cho nhà trai đến dạm ngõ. Tùy điều kiện mà có thể nhà gái sẽ mời bữa cơm thân mật cho đại diện nhà trai nhằm gia tăng tình cảm.

Thành phần tham gia lễ dạm ngõ

Do đây chỉ là một buổi gặp mặt nội bộ giữa hai bên gia đình nên thành phần tham dự cũng không cần quá đông. Mỗi bên khoảng tối đa 7 người đại diện là vừa đẹp. Tuy nhiên cũng tùy điều kiện văn hóa của từng nhà mà lễ dạm ngõ tại nhiều gia đình có thể có cha mẹ hai bên gặp gỡ cùng đôi uyên ương. Hoặc đôi trẻ có thể mời thêm một số bạn bè thân thiết tới tham dự.

Trình tự hai gia đình gặp gỡ

Trình tự dạm ngõ cũng không quá nghiêm ngặt bởi vì đây chỉ là một buổi gặp gỡ thân mật giữa hai bên gia đình. Việc xem giờ tốt ngày đẹp hay không cũng tùy thuộc vào ý muốn của hai bên gia đình nên việc này cũng không quá quan trọng.

Tới ngày giờ đã định thì nhà trai tới nhà gái tặng lễ vật và thưa chuyện tỏ ý muốn đôi trẻ được qua lại và tiến tới hôn nhân. Sau đó cô dâu và chú rể tương lai sẽ được cha mẹ nhà gái đưa lên thắp hương và dâng lễ vật lên bàn thờ tổ tiên.

Xem thêm: Cùng tìm hiểu phong tục bắt vợ của người H’Mông

Trên đây là một số thông tin liên quan đến việc tìm hiểu thủ tục dạm ngõ miền Bắc. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ đã giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

 

X