Tìm hiểu phong tục lễ lại mặt sau cưới của người Việt

Bên cạnh lễ thành hôn thì lễ lại lễ lại mặt là một trong những nghi lễ cưới xin vô cùng quan trọng trong phong tục tập quán của người Việt. Vậy nghi thức lại mặt được diễn ra như thế nào? Để biết thêm chi tiết về vấn đề này mời bạn theo dõi bài chia sẻ sau đây của xosomiennam.net.vn.

Lễ lại mặt là gì?

Lễ lại mặt còn được biết đến với cái tên khác là lễ nhị hỷ. Nó được tiến hành ngay sau lễ thành hôn chính thức kết thúc. Lại mặt ở đâu có nghĩa là sau khi cưới các cặp đôi sẽ về lại nhà gái và hỏi thăm các đấng sinh thành của cô dâu. Lúc đó mẹ chồng tức mẹ chú rể sẽ chuẩn bị một mâm lễ nhỏ để cô dâu và chú rể mang về nhà gái. Mâm lễ này coi như là một lời cảm ơn của gia đình nhà trai với nhà gái vì đã gả con gái cho họ. Về phần nhà gái thì sẽ chuẩn bị một mâm cơm thân mật để mời rể mới.

Tìm hiểu phong tục lễ lại mặt sau cưới của người Việt
Tìm hiểu phong tục lễ lại mặt sau cưới của người Việt

Ý nghĩa của lễ lại mặt

Lại mặt để cô dâu và chú rể có thể tỏ lòng biết ơn của mình đối với công ơn dưỡng dục của ba mẹ cô dâu. Đây cũng là một cơ hội để cô dâu có thể quay trở lại nhà mình sau những bỡ ngỡ và lo lắng khi phải chuyển đến một môi trường sống mới. Chính vì thế lễ nhị hỉ được tiến hành và nó được xem như là một phần thể hiện phong tục tập quán uống nước nhớ nguồn của nhân dân ta.

Hiểu một cách đơn giản hơn thì lễ nhị hỉ chính là một lời nhắc nhở đến đôi vợ chồng mới cưới là phải bao dung lo lắng trọn vẹn cả đôi bên. Không chỉ vun vén bên gia đình nhà chồng mà còn phải hiếu thảo với bên nhà vợ đồng thời giúp cho hai bên thông gia được gắn bó thân thiết hơn.

Thời gian diễn ra lễ lại mặt

Thời gian diễn ra lễ nhị hỉ thường có sự khác nhau giữa các vùng miền. Ở một số nơi thì có thể diễn ra ngay sau đêm tân hôn nhưng có vùng lại làm lại mặt sau 3 đến 4 ngày khi lễ cưới kết thúc. Đặc biệt một số nơi chỉ chọn ngày thứ 2 và ngày thứ 4 để lại mặt. Tuy nhiên đối với những trường hợp hai bên gia đình quá xa thì có thể tiến hành lại mặt sau lễ cưới trong vòng một tuần. Thậm chí có những gia đình sẽ bỏ qua phong tục lại mặt vì công việc hoặc khoảng cách Nam Bắc quá xa xôi không có điều kiện để tiến hành.

Lễ vật trong ngày lại mặt

Mặc dù không quá cầu kỳ như sính lễ trong ngày cưới tuy nhiên những vật trong lễ nhị hủ cũng phải có trầu cau, xôi, thịt gà, chai rượu, cây thuốc… Những đồ lễ này sẽ được nhà trai chuẩn bị để đưa cô dâu và chú rể mang về nhà gái. Ngày nay, lễ vật trong ngày lại mặt cũng được giản lược bớt, chỉ cần mang hoa quả và bánh kẹo cũng coi như món quà lại mặt nhà gái. Nếu gia đình nào có điều kiện hơn thì sẽ chuẩn bị một phong bì nhỏ để thắp hương trên bàn thờ.

Xem thêm: Lễ hội Đền Hùng nét đẹp văn hóa Việt Nam 

Trên đây là một số thông tin chi tiết tìm hiểu về lễ lại mặt. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ đã giúp ích cho bạn đọc.

 

X