Lễ hội chùa Hương – Nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt

Lễ hội chùa Hương được biết đến là một trong những lễ hội có thời gian tổ chức dài nhất ở Việt Nam, cũng là một truyền thống đẹp, lưu giữ nhiều phong tục, văn hóa của người Việt từ lâu đời.

Lễ hội chùa Hương
Lễ hội chùa Hương

1. Đôi nét về lễ hội chùa Hương

Lễ hội chùa Hương là một trong những lễ hội lớn của người Việt được tổ chức tại địa bàn xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Đến mùa lễ hội sẽ có hàng ngàn phật tử, du khách khắp bốn phương về trẩy hội với mục đích lễ Phật, cầu nguyện, thắp nén hương hay thả hồn vào thiên nhiên, nơi đất Phật linh thiêng.

Thời gian khai hội chùa Hương vào ngày mùng 6 tháng giêng hàng năm, ngày này vốn là ngày mở cửa rừng, của người dân địa phương sau này trở thành ngày khai hội. Lễ hội chùa Hương sẽ kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch. Trước ngày mở hội một ngày, tất cả các đền, chùa, đình, miếu đều khói hương nghi ngút.

Chùa Hương là một danh thắng nổi tiếng, không chỉ cảnh đẹp mà còn là một nét đẹp văn hoá tín ngưỡng đạo phật của người Việt Nam ta. Nơi đây là một tập hợp nhiều đền chùa hang động, gắn liền với núi rừng với một kiến trúc kết hợp hài hoà vừa thiên nhiên vừa nhân tạo. Chùa Hương đã trải qua nhiều thế kỷ, đã in đậm trong tâm thức của mỗi con người đất Việt nên các tao nhân mặc khách, nhà thơ nhà văn và cả các vị Vua chúa thời xưa và nay đều phải ngả đầu thán phục trước vẻ đẹp của nơi đất phật này.

Theo lịch sử ghi lại thì vào năm canh Dần 1770 khi Chúa Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm đi vãn cảnh Chùa Hương đã đề khắc năm chữ lên cửa Động Hương Tích ( Nam Thiên Đệ Nhất Động ) ” Động đẹp nhất trời nam” và con nhiều những bài thơ ca ngợi cảnh đẹp nơi đây của các thi nhân như, Chu Mạnh Trinh, Cao Ba Quát, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, bà chúa thơ nôm Hồ Xuân Hương…. Hiện tại Chùa Hương không chỉ là giá trị của riêng một vùng niềm mà là một di sản của Quốc Gia và cũng là những giá trị của nhân loại. 

Khi đi lễ chùa thì các  vật phẩm trong lễ dâng hương bao gồm hương, hoa, nến, hoa quả, đồ ăn chay. Khi cúng sẽ có các tăng ni mặc áo cà sa mang đồ lễ rồi mới tiến tới bàn thờ, đó là ở bên trong chùa. Còn ở chùa ngoài, sẽ thờ các vị thần  với đủ màu sắc của đạo giáo.

Một số điểm đến hấp dẫn trong mùa lễ hôi chùa Hương như Đền Trình còn được biết đến với tên Ngũ Nhạc Linh Từ tọa lạc ở bên phải dòng Suối Yến. Ngôi đền này thờ các vị sơn quân canh rừng núi, giữ cửa Chùa, ai vào Chùa cũng phải tới đấy trình diện trước. Ngoài ra còn có trung tâm của khu thắng cảnh lễ hội chùa Hương là Đông Hương Tích hay các ngọn núi với tên gọi lạ lẫm như: núi Đổi Chèo, núi Voi Phục, núi Mâm Xôi…

Còn có đền Cửa Vòng thờ bà chúa Thượng Ngổn, người cai quản cả vùng rừng núi xung quanh. Chùa Giải Oan có giếng nước Long Tuyền trong vắt, trước chùa có suối chín nguồn gọi là suối Giải Oan. Truyền thuyết cho rằng ai có oan khuất không thể giải thích, chia sẻ cùng ai thì lên chùa Giải Oan để trải lòng sẽ thấy thanh thản. Bên cạnh đó còn có chùa Bắc Đài, chùa Tuyết Sơn, chùa Cả và đình Quân thờ ngũ hổ và tín ngưỡng cá thần.

2. Ý nghĩa của lễ hội chùa Hương

Theo tâm thức của người Việt Nam, Hương Sơn được coi là cõi Phật. Chùa Hương là nơi thờ Phật Bà Quan Ảm. Lễ hội chùa Hương thể hiện sự tín ngưỡng của một tổng thể tôn giáo ở Việt Nam, sự sùng bái tự nhiên của mỗi phật tử về Đạo, về Phật, về Nho. Trong lễ hội sẽ có rước lễ và rước văn. Người dân nơi đây sẽ dinh kiệu tới nhà ông soạn văn tế, rước bản văn ra đền để chủ tế trịnh trọng đọc. điều khiển các bô lão của làng làm lễ tế rước các vị thần làng.

Mọi người sẽ cảm nhận được không khí nồng nhiệt, thành kính bao trùm, tạo nên một lễ hộ hội tụ cả nét văn hóa dân tộc độc đáo và nét đẹp linh thiêng nơi đất Phật. Cờ trống rộn vang, dàn nhạc bát âm kế theo, trai thanh gái lịch phù kiệu, ông già bà cả thành tâm tiễn thần.

Lễ hội chùa Hương không chỉ dừng ở chốn Phật đài mà còn là biểu tượng của sự hòa quyện giữa con người ở mọi chốn cùng nhau hẹn đến một điểm, một nét đẹp đoàn kết của dân tộc. Ngoài ra lễ hội chùa Hương còn là hành động giải tỏa hòa hợp giữa hiện thực và ước mơ, tiên cảnh và trần gian trên nền mùa xuân tươi sáng mà con người Việt Nam chất phác, nhân ái thuở xưa cảm nhận, trao đi và truyền lại cho thế hệ sau.

Chùa Hương không chỉ là điểm đến linh thiêng mà còn là một trong những nơi vãn cảnh đầy hoàn hảo cho những ngày du xuân đầu năm. Mọi người sẽ có cơ hội nhận biết nhiều công trình lớn nhỏ đặc sắc của di tích Hương Sơn nay đã trở thành di sản văn hoá của dân tộc.

Bài viết trên của website xosomiennam.net.vn đã gửi đến độc giả thông tin về lễ hội chùa Hương, hy vọng sẽ giúp độc giả trong việc tìm hiểu thêm về phong tục tập quán của quê hương. Ngoài ra độc giả có thể tham khảo thêm về những lễ hội truyền thống ở Việt Nam nếu muốn nhé!

X