Hủ tục lạc hậu ở Việt Nam khiến nhiều người hoảng sợ

Bên cạnh những phong tục tập quán tốt đẹp cần lưu giữ thì Việt Nam cũng còn rất nhiều hủ tục cần loại bỏ. Cùng tìm hiểu một số hủ tục lạc hậu ở Việt Nam nhé!

Các hủ tục lạc hậu ở Việt Nam cần loại bỏ gấp
Các hủ tục lạc hậu ở Việt Nam cần loại bỏ gấp

Các hủ tục lạc hậu ở Việt Nam:

1. Chôn sống trẻ sơ sinh theo mẹ

Người Bana và Jrai ở Tây Nguyên có  tục lệ nếu người mẹ chẳng may chết trong quá trình sinh con thì trẻ sơ sinh phải chết theo. Họ tin rằng nếu đứa trẻ không chết thì sẽ bị ma rừng về quấy phá dân làng. Thậm chí những em bé đang bú sữa mẹ mà chết cũng sẽ bị sẽ chôn sống theo mẹ hoặc bị mang bỏ mặc giữa rừng ma. Khi đó, đứa trẻ sẽ chết vì kiệt sức hoặc chết vì rắn độc hay thú dữ.

Đây là hủ tục truyền đời nên dù gia đình không muốn thì trẻ sơ sinh vẫn bị chôn theo mẹ. Áp lực từ phía dân làng, dòng họ khiến cha của đứa bé cũng không dám bảo vệ con. Những người già của dân tộc này giải thích, nguyên nhân của hủ tục này là do cuộc sống nơi núi rừng xưa kia có nhiều khó khăn, khắc nghiệt nên nếu mẹ chết, con không được bú mẹ thì cũng sẽ chết đói nên họ tin rằng chôn đứa bé về thế giới ma thì sẽ được mẹ chăm sóc tốt hơn. Hủ tục kinh hoàng này cũng được tộc người Ma Coong sống dọc dãy Trường Sơn ở miền Tây Quảng Bình lưu giữ ngàn đời nay. 

2. Vợ chết, chồng phải tự tử theo

Ở dân tộc Bana ở Koong Chro (Gia Lai) thì có hủ tục vợ chết hoặc chồng chết thì người còn lại cũng phải lên rẫy tự tử. Bình quân hàng năm trên địa bàn huyện có hàng chục vụ vợ hoặc chồng chết thì người còn lại cũng tự kết liễu đời mình bằng một sợi dây định mệnh hoặc bằng thuốc diệt cỏ, thuốc diệt chuột…. Họ để lại những đứa con thơ không nơi nương tựa hoặc cho người thân phải nuôi nấng. Những đứa trẻ này đều có cuộc sống vô cùng khó khăn, kham khổ.

3. Sinh đôi, giết một”

Hủ tục sinh đôi và giết đứa trẻ sinh sau bắt nguồn từ quan niệm của người J’rai ở Gia Lai đó là chỉ có người phụ nữ bị ma ám, bị trời phạt mới đẻ sinh đôi. Người phụ nữ nào sinh ba thì đó là một sự ghê rợn, là nỗi kinh hoàng với người dân trong làng. Họ cho rằng những đứa trẻ ra đời sau  trong cặp sinh đôi sống sẽ là mầm mống gây tai họa cho cha mẹ và dân làng. Chính vì thế anh em họ hàng và người dân trong làng sẽ kéo đến mang đứa bé vào rừng chôn sống để “con ma” không còn biết đường quay về làng gây họa.

4. Ma trùng

Ở hai thôn Xuân Thiên Thượng và Xuân Thiên Hạ, xã Vinh Xuân, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn còn lưu truyền một hủ tục gọ là “ma trùng”. Theo hủ tục này thì khi trong họ tộc có người chết, trùng với thời điểm người thân đột nhiên sinh bệnh nặng, thì con cháu trong gia đình người bệnh sẽ chuẩn bị xăng dầu, cuốc xẻng đi xới tung mộ người chết để yểm bùa chú. Saud đó phải qua 49 ngày hoặc tròn một năm thì người chết mới có thể bình thản nghỉ ngơi.  Vì hủ tục này mà người thân của người đã qua đời phải luôn lo lắng, bất an, canh chừng phần mộ của người thân mình. Ccông an và người cũng phải nhiều lần phối hợp truy bắt, canh giữ nghĩa địa trước nguy cơ những người mê tín đào xới.

5. Làm cỗ cưới mời cả làng

Người Ê đê ở Tây Nguyên có phong tục khi cưới vợ, cưới chồng cho con trai, con gái thì gia chủ phải làm cỗ mời cả làng đến dự và chứng kiến, nếu nhà nghèo thì dân làng sẽ đóng góp cho. Bên cạnh đó hai bên nam nữ lấy nhau còn không đăng ký kết hôn tại UBND. Những cuộc hôn nhân không tiến hành đúng nghi lễ này thì sẽ bị dân làng, dòng họ bắt phải tổ chức kết hôn lại. Khi về nhà chồng người phụ nữ sẽ phải lao động vất vả để trả nợ, khiến cuộc sống vô cùng khó khăn.

Còn đối với người Thái thì khi muốn cưới vợ nhà trai phải mang sang nhà gái “cống vật” bao gồm một lượng lớn thực phẩm, gia súc, rượu và một khoản tiền nhất định để lấy được người con dâu, nếu nhà trai đáp ứng được những đòi hỏi này của nhà gái thì lúc đó mới cưới vợ. Vì hoàn cảnh khó khăn mà rất nhiều chàng trai người Thái không cưới được vợ dù đôi bên đã yêu thương nhau.

6. Đẽo sọ người chết

Tại Ninh Thuận ở cộng đồng người Chăm Bà La Môn có tục đẽo sọ người chết thành những đồng xu nhỏ để nhập vào đá, gửi ước nguyện sẽ được vĩnh hằng và bất tử. Người chết dưới 15 tuổi chỉ chôn, không được thiêu và người từ 15 tuổi trở lên, thì người Chăm sẽ chia thành hai trường hợp: Chết bình thường (vì bệnh, vì già cả) sẽ được thiêu tươi còn chết không bình thường (vì tai nạn xe cộ, vì thú dữ, chết vào ngày hết trăng, mùng một) sẽ được thiêu khô.

Khi lửa đã thiêu sạch thi hài thì sau nửa giờ thầy cúng cùng với người con cả của người chết sẽ lấy rựa chặt đầu thi hài và móc hộp sọ. Những người khéo tay sẽ đem hộp sọ gọt giũa thành chín mảnh xương đối với nữ, bảy mảnh đối với nam. Hình thù mỗi mảnh nhỏ bằng đồng xu, được cất giữ trong một cái hộp để thờ tự. Sau 5 đến 10 năm, hoặc chờ đủ 15 – 20 năm sẽ đem làm lễ nhập Kut bên tộc họ mẹ.

Kut là nơi thờ cúng chung của dòng họ theo chế độ mẫu hệ. Mỗi người Chăm từ khi sinh ra đến lúc chết đi đều mang tâm niệm phải trở về yên nghỉ bên mảnh đất của dòng họ mẹ, được làm lễ nhập Kut và hóa kiếp với tổ tiên dòng họ. Hiện nay, mỗi hộp sọ người chết chỉ chọn lấy một mảnh xương trán đẽo thành một đồng xu duy nhất, còn tất cả những phần xương cốt khác đều được đem hỏa thiêu. Người Chăm tin rằng ngọn lửa thiêu chỉ làm cháy phần xác còn phần hồn thì vẫn tồn tại, nếu được nhập Kut sẽ trở nên bất tử.

7. Hủ tục “bắt chồng”

Bắt chồng là phong tục của người Chu Ru ở Lâm Đồng và tồn tại ở rất nhiều tộc người khác ở vùng dọc Trường Sơn – Tây Nguyên. Theo đó, người con gái đến tuổi lấy chồng sẽ được cha, mẹ hoặc người mai mối “tia” cho một tấm chồng. Tất cả tiền bạc việc đám hỏi, đám cưới đều do nhà gái lo liệu. Sau khi cưới, chàng rể sẽ về sống bên nhà vợ. Trong hoàn cảnh quá ngặt nghèo gia đình nhà gái được nợ các lễ vật trong đám cưới. Đôi vợ chồng trẻ sẽ phải vất vả làm việc để trả nợ và nếu không trả hết thì đến đời con, đời cháu sẽ phải trả.

Bài viết trên của website xosomiennam.net.vn đã gửi đến độc giả thông tin về những hủ tục lạc hậu ở Việt Nam, hy vọng sẽ giúp độc giả trong việc tìm hiểu thêm về phong tục tập quán của quê hương. Ngoài ra độc giả có thể tham khảo thêm về những lễ hội mùa hè ở Việt Nam nếu muốn nhé!

X